Thận yếu trong Đông Y: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng chống | Dược Bình Đông

Tham vấn: Ông Nguyễn Thành Sử, truyền nhân đời thứ 4 dòng họ Lương y Nguyễn Văn Thơm, chuyên gia Đông y về Gan và Thận - Tiết niệu tại Dược Bình Đông

Thận yếu là tình trạng chức năng thận bị suy giảm, báo động cho hàng loạt các vấn đề về sức khỏe. Cùng Dược Bình Đông tìm hiểu ngay về nguyên nhân gây bệnh, các dấu hiệu cũng như cách điều trị và phòng chống Thận yếu nhé!

1. Đôi nét về Thận yếu

1.1. Chức năng của Thận

Thận là 1 trong 5 tạng của cơ thể con người, bao gồm Tâm - Can - Tỳ - Phế - Thận. Theo Y học cổ truyền, Thận là gốc tiên thiên, nguồn gốc của sự sống. Chức năng của Thận có liên quan đến hầu hết các cơ quan của cơ thể như:

Thận âm chủ thủy: Dịch trong cơ thể con người do Thận quyết định. Chất thủy dịch được Vị nạp vào cơ thể, Tỳ chuyển hóa, Thận tàng chứa và phân phối. Mọi thứ như huyết, tân dịch đều chịu ảnh hưởng bởi Thận.

Thận dương chủ hỏa: Thận dương là nguồn nhiệt, nguồn năng lượng của cơ thể.

Thận giữ chức năng bế tàng: Tất cả hiện tượng hư thoát, thải tiết quá mức đều do chức năng bế tàng của Thận bị rối loạn.

Thận dương tàng tinh: Tinh là chất dinh dưỡng từ thức ăn do Tỳ phế chuyển hóa đưa tới thận (tinh hậu thiên). Thận chuyển hóa tinh hậu thiên thành tinh tiên thiên (tinh sinh dục), điều khiển hoạt động tình dục.

Thận chủ kỹ xảo, tăng cường chi quan: Tất cả sự mạnh mẽ, khả năng thực hiện các động tác khéo léo của con người là do Thận làm chủ.

Thận chủ cốt tủy: Xương cốt vững chãi, tủy dồi dào, răng chắc không lung lay, không đau nhức là do Thận tốt.

Thận khai khiếu ra tai: Thận tinh nuôi dưỡng tai đảm bảo chức năng nghe được hoạt động tốt.

Thận chủ tiền âm: Tiền âm là nơi thải nước tiểu. Tuy nước tiểu được thải từ bàng quang nhưng Thận điều khiển vận hành nước của cơ thể. Tiền âm liên quan đến bộ phận sinh dục ngoài.

Thận chủ hậu âm: Hậu âm là nơi ra của phân từ Đại trường, thận chủ thủy nếu rối loạn chức năng điều tiết thủy có thể gây ra táo bón hoặc tiêu chảy.

Thận là một tạng giữ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể

1.2. Thận yếu là gì? Biểu hiện của Thận yếu

Trong Y học cổ truyền, Thận yếu là thuật ngữ chỉ tình trạng suy giảm chức năng Thận, dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe như:

Phù thũng, đổ mồ hôi nhiều, tiểu đêm nhiều, tiểu rắt, tiểu són.

Tiêu chảy hoặc táo bón.

Hoa mắt, chóng mặt, ù tai, tinh thần mệt mỏi, mất ngủ, hay quên, tóc rụng khô xơ, rụng nhiều, bạc sớm.

Chân tay run, mỏi gối, đau lưng, răng yếu, xương khớp thoái hóa.

Ở nam giới có thể bị suy giảm chức năng sinh lý như: như giảm ham muốn tình dục, di tinh, mộng tinh, liệt dương.

Ở nữ giới gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt, khí hư, bốc hỏa, nám da, sạm da,..

2. Nguyên nhân gây Thận yếu

Thận yếu theo quan điểm Đông y thường do 2 nguyên nhân chính là: nội thương (nguyên nhân bên trong) và ngoại thương (nguyên nhân bên ngoài), cụ thể như sau:

2.1. Thận yếu do nội thương

Thận yếu do nội thương liên quan tới các vấn đề bệnh lý bên trong cơ thể như:

Các bệnh lý liên quan đến tuyến tiền liệt: viêm tuyến tiền liệt, xơ tuyến tiền liệt,...

Viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, làm rối loạn chức năng bài tiết

Các dị vật ở đường tiết niệu như sỏi thận, sỏi niệu quản

Đái tháo đường ảnh hưởng nhiều đến bài tiết, thường gây tiểu đêm

Các bệnh ở nữ giới (đặc biệt là phụ nữ sinh nhiều lần và gần nhau) như sa tử cung chèn ép bàng quang

2.2. Thận yếu do ngoại thương

Bên cạnh các vấn đề bệnh lý thì Thận yếu cũng có thể đến từ các vấn đề sinh lý như:

Uống nhiều rượu bia, sử dụng chất kích thích như thuốc lá, cà phê,...

Làm việc quá sức, lao lực quá độ

Căng thẳng, lo âu, chịu nhiều áp lực công việc, cuộc sống

Thức khuya, mất ngủ trong thời gian dài

3. Chẩn đoán Thận yếu trong Đông y

Trong Đông y, để chẩn đoán chứng Thận yếu thường dựa vào tứ chẩn bao gồm: Vọng (Nhìn) - Văn (Nghe) - Vấn (Hỏi) - Thiết (Bắt mạch). Ngoài ra, các thầy thuốc Đông y còn căn cứ vào biểu lý (vị trí), hàn nhiệt (tính chất), hư thực (trạng thái) và âm dương (xu thế chung của bệnh).

Một số tiêu chí trong chẩn đoán Thận yếu:

Phù, nhiệt ở thận; lưỡi đen, khô; họng ráo, khô; mắt không tỏ; tiểu tiện đục, một số trường hợp bí tiểu hoặc tiểu ra máu

Thở gấp khi vận động mạnh, khái thấu đàm khó ra, khạc ra máu.

Lưng gối ê mỏi, xương nóng âm ỉ, triều nhiệt

Lưỡi đỏ ít rêu, mạch sác, đổ hôi trộm, di tinh

Thăm khám thầy thuốc Đông y để biết được nguyên nhân gây Thận yếu

4. Điều trị Thận yếu theo Đông y

Trong Đông y nguyên tắc điều trị là hư đâu thì bổ đấy. Vì vậy đối với chứng Thận yếu thì cần phải bổ thận. Các bài thuốc bổ thận bằng Đông y được nhiều người tin dùng vì sự an toàn, tiện lợi, hạn chế tác dụng phụ cho cơ thể. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mỗi thể bệnh mà triệu chứng và mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau. Người bệnh cần thăm khám thầy thuốc để được tư vấn lựa chọn các bài thuốc phù hợp.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông Y hỗ trợ điều trị Thận yếu mà bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc Lục vị địa hoàng hoàn trị Thận âm hư

Triệu chứng: váng đầu, ù tai, răng lợi lung lay, khô miệng, mất ngủ, đổ mồ hôi trộm, gò má đỏ, lưng gối mỏi đau, táo bón, tiểu vàng, lưỡi đỏ, lưỡi có rêu trắng hoặc vàng nhạt, mạch tế sác

Chuẩn bị: 32g Thục địa, 16g Hoài sơn, 16g Sơn thù, 12g Bạch linh, 12g Đan bì, 12g Trạch tả.

Thực hiện: Sắc uống

Bài thuốc Bát vị quế phụ trị Thận dương hư

Triệu chứng: chân tay lạnh, sợ lạnh, chân tay lạnh, sắc mặt ảm đạm, tinh thần mệt mỏi, hụt hơi, ù tai, răng lung lay, lưng gối yếu, yếu sinh lý, tiểu đêm, lưỡi trắng rêu mỏng, sắc nhợt, mạch trầm trì vô lực

Chuẩn bị: 32g Thục địa, 16g Hoài sơn,16g Sơn thù, 12g Bạch linh, 12g Trạch tả, 12g Đan bì, 4g Nhục quế, 4g Phụ tử

Thực hiện: Sắc uống.

Bài thuốc trị Thận âm dương lưỡng hư

Triệu chứng: Sắc mặt ảm đạm,răng lung lay, tóc rụng, miệng khô, tức ngực, buồn bực, đổ mồ hôi trộm, chân tay lạnh, di tinh, lưỡi có rãnh nứt hoặc trắng nhợt, rêu mỏng, mạch chìm nhỏ hoặc yếu

Chuẩn bị: 18g Thục địa, 12g Hoài sơn, 12g Kỷ tử, 12g Đỗ trọng, 12g Sơn thù, 12g Thỏ ty tử, 12g Tang thầm, 12g Bạch linh, 4g Cam thảo

Thực hiện: Sắc uống

Đông y có nhiều bài thuốc hay trị Thận yếu

5. Phương pháp phòng ngừa Thận yếu

Theo Đông y để Thận luôn được khỏe mạnh và đề phòng chứng Thận yếu cần thực hiện đầy đủ và toàn diện 04 biện pháp: bế tinh, dưỡng huyết, cường thần, luyện hình. Đây cũng là lời khuyên về việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe mà Đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh đã để lại:

“ Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần

Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”

Bế tinh: Để tránh hao tổn nguyên khí của Thận, cần duy trì đời sống tình dục hợp lý, lành mạnh, tránh quan hệ bừa bãi

Dưỡng khí: Khí ở đây có bao gồm không khí thở vào và thức ăn hàng ngày. Dưỡng khí tức là hít thở không khí trong lành và tiếp nạp các loại thực phẩm tự nhiên và lành mạnh để cơ thể luôn khỏe mạnh, giàu sức sống.

Cường thần: Thần là sự biểu hiện của tinh, khí và huyết. Theo Đông y còn thần là còn sống, mất thần là biểu hiện nguy nan cho sự sống. Luôn giữ cho tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh lo lắng, căng thẳng.

Luyện hình: Duy trì tập luyện thể dục, thể thao đều đặn để tăng cường sức khỏe. Nên lựa chọn bài tập hoặc môn thể phù hợp nhất cho bản thận như yoga, chạy bộ, đạp xe, bơi,...

Sống vui khỏe, lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe của Thận

6. Tổng kết

Thận yếu gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tâm lý người bệnh. Chủ động có những biện pháp phòng ngừa Thận yếu là vô cùng quan trọng. Hy vọng những kiến thức trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về Thận yếu theo quan điểm của Đông y cũng như cách phòng ngừa, điều trị tình trạng này.

Hiện nay, trên thị trường có những sản phẩm hỗ trợ làm giảm tình trạng Thận yếu hiệu quả được nhiều người tin dùng. Bổ Thận Bình Đông là sản phẩm bổ và hỗ trợ cho thận phổ biến trên thị trường Việt Nam được nhiều người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn.

Bổ Thận Bình Đông là sự kết hợp hài hòa giữa các loại thảo dược giúp bổ thận dương như Ngưu Tất, Phá Cố Chỉ, Cẩu Tích, Độc Hoạt, Thỏ Ty Tử, Đỗ Trọng và các thảo dược bổ thận âm như Thục Địa, Đinh Quy. Chính vì thế mà sản phẩm có tác dụng bổ thận, hỗ trợ giảm các triệu chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần, đau lưng, mỏi gối, chóng mặt, ù tai do thận kém. Ngoài ra còn hỗ trợ giảm triệu chứng di tinh, mộng tinh ở nam giới.

Bổ Thận Bình Đông là sản phẩm của Dược Bình Đông - thương hiệu uy tín cung cấp những sản phẩm tốt cho sức khỏe với phương châm vì sức khỏe cộng đồng. Để tìm hiểu thêm về các sản phẩm của công ty chúng tôi, đặc biệt là Bổ Thận Bình Đông, hãy liên hệ hotline (028)39 808 808 để được tư vấn nhanh nhất. 

Thông tin của Dược Bình Đông (Bidophar)

Địa chỉ: 43/9 Mễ Cốc, Phường 15, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

Showroom: 22 Đường số 10, Phường 11, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 028.39.808.808

Nhà cung cấp: 028.66.800.300

Phòng kinh doanh: 028.66.800.100 - 028.66.800.200

Email: info@binhdong.vn

Nền tảng Social của Dược Bình Đông

Fanpage: https://www.facebook.com/binhdongpharma

Instagram: https://www.instagram.com/binhdong.vn/

Tiktok: https://www.tiktok.com/@binhdong_official

Twitter: https://twitter.com/duocbinhdongvn

Threads: https://www.threads.net/@binhdong.vn

Solo.to: https://solo.to/duocbinhdong

Iujobs: https://iujobhub.com/companies/cong-ty-tnhh-duoc-pham-binh-dong/

Vimeo: https://vimeo.com/duocbinhdong

Trang mua hàng chính hãng

Tiki: https://tiki.vn/thuong-hieu/duoc-binh-dong.html

Shopee: https://shopee.vn/bidophar1950

Lazada: https://www.lazada.vn/shop/duoc-binh-dong-store

Đường đến Dược Bình Đông

Xem tại đây: https://maps.app.goo.gl/j2hp5TqJjJpJxFNL9

Công ty TNHH Dược Phẩm Bình Đông

Dược Bình Đông được thành lập với sự kế thừa tinh hoa của nền Y học cổ truyền Việt Nam; Tiền thân là Cơ sở sản xuất thuốc Y học dân tộc Bình Đông.

0コメント

  • 1000 / 1000